Ly hôn có yếu tố nước ngoài là khi vợ hoặc chồng ở nước ngoài hoặc tài sản chung vợ chồng ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án nước ngoài thì thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tỉnh, Tp nơi bị đơn cư trú hoặc đã từng cư trú cuối cùng khi ra nước ngoài.
Luật Thế Hệ Mới với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm trong việc giải quyết các vụ án ly hôn, rất nhiều vụ án ly hôn rất khó khăn, phức tạp có tranh chấp nhiều về tài sản chung, con chung, nợ chung...đã được chúng tôi tư vấn và bảo vệ thành công đảm bảo quyền lợi cao nhất cho khách hàng của mình. Đặc biệt, Công ty Luật chúng tôi có đội ngũ nam luật sư, nữ luật sư giỏi phù hợp với từng đối tượng khách hàng.
Chúng tôi xin giới thiệu đến quý khách hàng các quy định về thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam như sau: Điều 127 Luật Hôn nhân và gia đình quy định:
Điều 127. Ly hôn có yếu tố nước ngoài
1. Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Luật này.
2. Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam.
3. Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.
Tại mục 22 điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng giải thích rõ: "25. Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân và gia đình mà ít nhất một bên tham gia là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; quan hệ hôn nhân và gia đình giữa các bên tham gia là công dân Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài"
1. Quyền yêu cầu ly hôn.
Điều 85 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định:
1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn.
2. Trong trường hợp vợ có thai hoặc đang nuôi con dưới mười hai tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu xin ly hôn.
2. Điều kiện để được ly hôn: trường hợp này thường nộp hồ sơ Đơn phương ly hôn
– Toà án xem xét yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì Toà án quyết định cho ly hôn. Theo nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP hướng dẫn như sau:
– Vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau như người nào chỉ biết bổn phận người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.
– Vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, như thường xuyên đánh đập, hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.
– Vợ chồng không chung thuỷ với nhau như có quan hệ ngoại tình, đã được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình;
Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Toà án tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Toà án giải quyết cho ly hôn.
3. Thủ tục hồ sơ ly hôn có yếu tố nước ngoài:
– Đơn xin ly hôn có yếu tố nước ngoài theo đúng quy định pháp luật;
– Bản chính đăng ký kết hôn;
– Bản sao khai sinh con (nếu có)
– Giấy tờ chứng minh tài sản chung vợ chồng cần Tòa án chia;
– CMND, Hộ khẩu hoặc tạm trú của vợ chồng.
4. Tòa án thụ lý thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài: Tòa án nhân dân tỉnh, TP nơi bị đơn cư trú, làm việc hoặc có nơi cư trú cuối cùng.
5. Thời hạn giải quyết: 04 tháng kể từ ngày thụ lý. Trường hợp vụ án phức tạp hoặc có trở ngại khách quan có thể gia hạn thêm.
Tuy nhiên những vụ án ly hôn mà bị đơn ở nước ngoài không hợp tác liên hệ Tòa án để giải quyết thì Tòa án phải cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án nước ngoài. Việc ủy thác theo quy định nếu lần thứ 1 không có ý kiến trả lời, sẽ gửi lần thứ 2. Môĩ lần cách nhau 06 tháng. Sau thời gian đó sẽ đưa vụ án ra xét xử vắng mặt.
Chi phí cho mỗi lần ủy thác thì nguyên đơn đóng.
Như vậy, ly hôn có yếu tố nước ngoài khác với ly hôn với cá nhân trong nước ở chổ là thẩm quyền tòa án giải quyết và thời gian ủy thác tư pháp lâu, phức tạp hơn so với giải quyết yêu cầu ly hôn cá nhân trong nước.
Quý khách có thể gọi điện thoại 0909 95 95 73 để được tư vấn và hẹn gặp Luật sư.
 |
CÔNG TY LUẬT
THẾ HỆ MỚI
|
"Khi bạn gặp khó khăn về pháp luật đã có Luật Thế Hệ Mới"
Gửi bình luận của bạn