CÁC VẤN ĐỀ CHÍNH CẦN LƯU Ý KHI LY HÔN

Khi ly hôn là kết thúc cuộc sống hôn nhân của hai vợ chồng trên cơ sở quyết định, bản án có hiệu lực của Tòa án. Có nhiều vấn để cần giải quyết, tuy nhiên theo chúng tôi thì có 04 vấn đề chính cần lưu tâm là: Căn cứ xin ly hôn, con chung, tài sản chung và nợ chung.

Ngày đăng: 17-02-2017

4,148 lượt xem

Trong cuộc sống, chắc hẳn không ai muốn kết hôn rồi lại phải ly hôn, ai cũng muốn xây dựng một gia đình đầm ấm, hạnh phúc cho mình. Tuy nhiên không phải ai cũng đạt được mục đích hôn nhân, khi quan hệ giữa hai người xung đột, mâu thuẫn trầm trọng…đó chẳng phải là tổ ấm để muốn trở về nhà nữa, thậm chí nó trở thành một tổ nóng, một lò lửa, khiến cuộc sống ngột ngạt cho tất cả những người trong đó, thậm chí có nhiều trường hợp còn bị đe dọa hoặc tấn công về tinh thần lẫn thể chất. Những mâu thuẫn, xung đột mà gia đình, cộng đồng, Tòa án không thể hòa giải được thì giải pháp duy nhất là ly hôn, giải phóng cho người trong cuộc bằng một bản án hay quyết định Tòa án có hiệu lực pháp luật.

Ly hôn nghe có vẻ buồn vì chấm dứt một gia đình, một cuộc hôn nhân nhưng đôi khi nó lại là điều tốt đẹp, sự giải phóng cho một hoặc nhiều con người trong đó. Ly hôn có 02 loại là: Đơn phương ly hôn (vụ án dân sự) và thuận tình ly hôn (việc dân sự).

1.      Đơn phương ly hôn là tòa án thụ lý và giải quyết vụ án ly hôn theo yêu cầu một bên (điều 56 Luật hôn nhân và gia đình) và có các tranh chấp cần Tòa án giải quyết (quan hệ hôn nhân, con cái, tài sản, nợ…) thời gian giải quyết thường 4 – 6 tháng hoặc có thể kéo dài hơn tùy thuộc vào độ phức tạp của vụ án;

2.      Thuận tình ly hôn là hai vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn (điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình) khi các bên đã đồng ý ly hôn, cùng thống nhất và không có tranh chấp về quan hệ hôn nhân, con cái, tài sản, nợ..)…thời gian có thể trong vòng 02 tháng.

 

Khi yêu cầu Đơn phương ly hôn thì hai vợ chồng phải lưu ý 04 vấn đề chính như sau:

Thứ 1.  Về  căn cứ yêu cầu ly hôn: Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình: 03 trường hợp

-   Vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được”. Hướng dẫn cụ thể tại mục 8 nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP.

-    Trong trường hợp vợ hoặc chồng bị Tòa án tuyên bố mất tích;

-    Khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ. Trường hợp này thì cha mẹ hoặc người thân thích có quyền nộp đơn yêu cầu ly hôn. Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.

Do vậy, khi bên bị yêu cầu ly hôn không chấp nhận thì bên yêu cầu ly hôn phải đưa ra được các căn cứ, bằng chứng xác thực thì Tòa án mới xem xét chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu ly hôn của bên kia. Không phải mọi trường hợp xin đơn phương ly hôn tòa án đều chấp nhận.

Thứ 2. Về con chung: Có 03 mốc tuổi phải lưu ý (con dưới 03 tuổi, con từ đủ 07 đến 18 tuổi; con trên 18 tuổi.

Căn cứ vào điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình thì: “vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con”.

 Khi hai vợ chồng không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ giải quyết, nguyên tắc con dưới 36 tuổi giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con; Người không trực tiếp nuôi dưỡng con phải cấp dưỡng nuôi con, mức cấp dưỡng do 2 bên tự thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định; người không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom con.

Tòa án không xem xét con đã trên 18 tuổi trừ trường hợp con trên 18 tuổi bị bệnh tâm thần hoặc thể chất không thể tự nuôi sống được bản thân mình.

Thứ 3.      Tài sản chung:

-     Căn cứ điều 33 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì: 1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

-    Nguyên tắc giải quyết tài sản chung vợ chồng khi ly hôn là thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ giải quyết theo nguyên tắc chia đôi. Có căn cứ vào các yếu tố sau:

a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

      (căn cứ khoản 2 điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình.).

Lưu ý: Khi yêu cầu Tòa án chia tài sản thì mỗi bên phải đóng án phí Tòa án theo số tiền đã được chia, ngoài ra còn một số chi phí khác như: đo vẻ, định giá…Do vậy, tốt nhất các bên nên tự thỏa thuận.

Thứ 4.      Nợ chung: Là khoản nợ cá nhân hoặc cơ quan tổ chức do vợ chồng cùng vay hoặc chỉ có vợ,chồng đứng vay nhưng để cùng sử dụng chung, hoặc lo cho cuộc sống chung của gia đình.

Khoản nợ chung này nguyên tắc khi ly hôn thì hai bên có quyền thỏa thuận giải quyết, nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu Tòa án giải quyết.  Vợ chồng có trách nhiệm liên đới theo quy định tại điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

Như vậy vụ án ly hôn là tranh chấp dân sự, do đó nguyên tắc giải quyết là thỏa thuận, thương lượng được đặt lên hàng đầu, tuy nhiên việc thỏa thuận đó đảm bảo không trái pháp luật và đạo đức xã hội, và quan trọng nữa là quyền lợi của các bên được đảm bảo, không bên nào bị thiệt thòi.

Trên đây là những chia sẻ chung của chúng tôi về các vấn đề chính cần lưu ý khi ly hôn tuy nhiên đối với từng vụ án cụ thể, tình huống cụ thể cần phải xem xét nhiều vấn đề, khía cạnh khác nhau.

Nếu bạn đang có vướng mắc pháp lý hoặc có ý định ly hôn trừ khi bạn đã là người hiểu biết pháp luật thì thôi còn bạn không biết hoặc biết không tới thì chúng tôi khuyên nên đến Luật sư hoặc người có hiểu biết pháp luật Hôn nhân gia đình để họ cho bạn một lời khuyên pháp lý hoặc một giải pháp tối ưu khi giải quyết vấn đề. Chúng tôi Luật Thế Hệ Mới với các Luật sư, chuyên gia pháp lý luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ pháp lý cho bạn với các dịch vụ như sau:

- Tư vấn và thực hiện thủ tục đơn phương ly hôn;

- Tư vấn và thực hiện thủ tục thuận tình ly hôn;

- Tư vấn và thực hiện thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài;

- Tư vấn các trường hợp ly hôn nhưng không đăng ký kết hôn;

- Tư vấn các quy định pháp lý về con chung và cấp dưỡng khi ly hôn;

- Tư vấn và thực hiện thủ tục về tài sản chung và phân chia khi ly hôn;

- Các thắc mắc cụ thể khác khi ly hôn.

Trân trọng./.

 


Quý khách có thể gọi điện thoại 0909 95 95 73 để được tư vấn và hẹn gặp Luật sư.

CÔNG TY LUẬT

THẾ HỆ MỚI

"Khi bạn gặp khó khăn về pháp luật đã có Luật Thế Hệ Mới"

Bình luận (5)

Gửi bình luận của bạn

Captcha
  • Nguyễn Thị Đoan Trang (05-03-2017) Trả lời
    Em chào luật sư...em và chồng em năm nay đều 25 tuổi...trong đời sống vợ chồng em có nhiều mâu thuẫn và hiểu lầm không giải quyết được...chồng em là người lăng nhăng ngoại tình và còn chơi ma túy nữa...anh ấy bị bắt đi cai nghiện và mới về được khoảng năm nay...em và chồng em có 2 bé nhỏ...1 bé 3 tuổi và 1 bé 4 tuổi hơn...suốt thời gian em sinh bé lớn cho đến bé nhỏ...cũng 1 tay em chăm sóc con, lo cho con, nhưng mọi chu cấp đều do bên nhà ngoại và nội lo...em ở nhà chăm 2 đứa nhỏ nên kô có đi làm được còn chồng em chỉ biết ăn chơi lêu lỏng không lo cho con được đồng nào hết, nhiều khi còn lấy tiền của con chơi bời nữa, hết tiền thì lại về xin nhà nội...khoảng hơn tháng nay em có đi làm và lo được nuôi 2 đứa nhỏ rồi...em đòi li hôn và chồng em nói là nếu li hôn thì mỗi người nuôi 1 đứa con...em không đồng ý, em muốn giành toàn quyền nuôi 2 đứa nhỏ thì có được không ạ...em xin luật sư trả lời giúp em...em đang rất lo lắng ạ...em cảm ơn
    • Công ty Luật Thế Hệ Mới. (06-03-2017)
      Chào em. Đọc trường hợp của em thì chúng tôi rất thông cảm cho hoàn cảnh của em. Nếu bạn có đầy đủ những căn cứ như bạn nêu thì bạn hoàn toàn có thể xin đơn phương ly hôn chồng tại Tòa án. Về con chung: bé 01 tuổi tòa sẽ giao cho mẹ nuôi, trừ trường hợp em không có khả năng hoặc có sự thỏa thuận với cha bé là giao cho cha nuôi. Bé 4 tuổi Tòa sẽ xem xét vào điều kiện, hoàn cảnh và sự chăm sóc bé của mỗi người trừ khi có sự thỏa thuận của bạn và cha bé. Ai không nuôi trực tiếp có nghĩa vụ cấp dưỡng khi con tròn 18 tuổi. Trường hợp của bạn khi 2 vợ chồng đều muốn nuôi con bạn cần chứng minh bạn có đầy đủ các điều kiện để chăm sóc và nuôi dưỡng con tốt, ngược lại chồng bạn nghiệp ngập, cờ bạc, không có việc làm, đi tù thì việc chăm sóc bé sẽ không tốt, không đảm bảo việc nuôi dưỡng, giáo dục... Tòa án sẽ căn cứ vào các điều kiện thực tế để xem xét. Bạn cần tư vấn cụ thể hơn thì gọi 19006177 hoặc đến văn phòng Công ty để luật sư tư vấn cụ thể hơn.
  • Nguyễn Thị Đoan Trang (05-03-2017) Trả lời
    Em chào luật sư...em và chồng em năm nay đều 25 tuổi...trong đời sống vợ chồng em có nhiều mâu thuẫn và hiểu lầm không giải quyết được...chồng em là người lăng nhăng ngoại tình và còn chơi ma túy nữa...anh ấy bị bắt đi cai nghiện và mới về được khoảng năm nay...em và chồng em có 2 bé nhỏ...1 bé 3 tuổi và 1 bé 4 tuổi hơn...suốt thời gian em sinh bé lớn cho đến bé nhỏ...cũng 1 tay em chăm sóc con, lo cho con, nhưng mọi chu cấp đều do bên nhà ngoại và nội lo...em ở nhà chăm 2 đứa nhỏ nên kô có đi làm được còn chồng em chỉ biết ăn chơi lêu lỏng không lo cho con được đồng nào hết, nhiều khi còn lấy tiền của con chơi bời nữa, hết tiền thì lại về xin nhà nội...khoảng hơn tháng nay em có đi làm và lo được nuôi 2 đứa nhỏ rồi...em đòi li hôn và chồng em nói là nếu li hôn thì mỗi người nuôi 1 đứa con...em không đồng ý, em muốn giành toàn quyền nuôi 2 đứa nhỏ thì có được không ạ...em xin luật sư trả lời giúp em...em đang rất lo lắng ạ...em cảm ơn
  • thanh thuý (28-02-2017) Trả lời
    tôi sinh ra ở hải dương , anh ấy ở nghệ an...và hiện tại tôi đang làm việc ở hồ chí minh..người ấy ở bình dương( nhưng không liên lạc được)...chúng tôi không có gì tranh chấp...vậy giờ hồ sơ ly hôn phải nộp ở đâu như thế nào..khi không liên lạc được người kia...nhờ mọi người tư vấn hộ tôi
    • Công ty Luật Thế Hệ Mới (28-02-2017)
      Chào bạn. Hiện tại bạn muốn đơn phương ly hôn với chồng thì bạn cần xác định nơi cư trú của chồng bạn (thường trú hoặc tạm trú)thì bạn nộp hồ sơ đơn phương ly hôn ra Tòa án nơi chồng đang cư trú đó để Tòa án giải quyết. Nếu bạn không xác định được nơi cư trú hiện tại thì bạn nộp tại nơi cư trú cuối cùng. Hồ sơ bạn tham khảo bài viết "Đơn phương ly hôn" trên website. Nếu có thắc mắc cần hỏi thì bạn gọi 19006177 luật sư sẽ tư vấn cụ thể hơn cho bạn. Trân trọng/./